Tổng quan về lò hơi ghi xích
Lò hơi ghi xích là công nghệ đốt trên mặt ghi chuyển động vô tận. Lớp nhiên liệu chuyển động đồng thời với ghi. Ghi xích được chuyển động từ trước ra sau nhờ trục truyền đặt ở phía trước. Trục truyền được truyền động bằng động cơ điện qua hộp giảm tốc. Trong quá trình chuyển động theo ghi từ trước ra sau, các giai đoạn của quá trình cháy nhiên liệu đã lần lượt xảy ra và chiếm những vùng nhất định theo chiều dài ghi. Không khí cung cấp cho quá trình cháy được thổi từ dưới lên trên nhờ quạt gió đưa qua các hộc gió. Để phân phối không khí đều trên mặt ghi, trong các hộc gió đặt các lá chắn hình lưỡi gà. Buồng lửa ghi xích sẽ làm việc hiệu quả với nhiên liệu có cỡ hạt đồng đều, không quá lớn.
Ưu điểm
- Do ghi có kết cấu chuyển động nên quá trình cấp nhiên liệu và thải tro xỉ được tự động. Do đó sẽ đơn giản trong quá trình vận hành, tiết kiệm nhân công. Không ảnh hưởng đến công nhân khi làm việc.
- Hiệu suất lò cao hơn do có thể tổ chức tốt hơn quá trình cháy. Phân bố không khí phù hợp với quá trình cháy, lò vận hành ổn định và đáng tin cậy.
- Ghi lò hơi được làm mát khi ghi ở mặt dưới nên tuổi thọ ghi bền hơn rất nhiều so với lò ghi tĩnh.
Nhược điểm
- Công suất vẫn hạn chế (dưới 100 T/h)
- Quán tính nhiệt lớn không dễ điều chỉnh.
- Yêu cầu về nhiên liệu cao, nếu đốt nhiên liệu có lẫn nhiên liệu nhỏ (than vụn, củi vụn…) dể bị lọt nhiên liệu xuống dưới ghi.
Đặc điểm của lò hơi ghi xích
Nhiên liệu được cấp vào buồng đốt bằng ghi xích, gió được cấp từ dưới ghi, nhiên liệu được đốt cháy trên bề mặt ghi, tỏa ra năng lượng cung cấp cho các chùm ống sinh hơi.
Lò hơi ghi xích cho phép đốt được các loại nhiện liệu có kích thước lớn và kích cỡ không đồng đều, cho phép đốt kết hợp hoặc riêng lẻ từng loại nhiên liệu.
Lò hơi ghi xích vận hành đơn giản, dễ dàng bảo trì bảo dưỡng.
Cấu tạo chính của lò hơi ghi xích
Hệ thống cấp liệu:
Được trang bị hoạt động một cách tự động hoặc bán tự động (bao gồm các thiết bị như xe múc, phễu chứa liệu, gầu tải,băng tải, vít tải..) được bố trí điều khiển một cách liên động, định lượng và tự động để cấp liệu cho lò hơi.
Buồng đốt – thân lò:
Được thiết kế để đốt triệt để nhiên liệu và hấp thu nhiệt tốt nhất cho quá trình sinh hơi.
Bao gồm các thiết bị như: buồng đốt, béc đốt, chùm ống bức xạ hấp thụ nhiệt, chùm ống sinh hơi
Bộ thu hồi nhiệt nước, bộ thu hồi nhiệt gió:
Dùng để tận dụng nhiệt từ khói thải và làm tăng hiệu suất của lò hơi.
Hệ thống lọc bụi:
Hệ thống lọc bụi Cyclone chùm lọc bụi khô tới 99%, ngoài ra có thể sử dụng hệ thống lọc bụi túi hoặc Ventury tháp lọc ướt để xử lý bụi cho lò hơi. Các thiết bị lọc bụi này sẽ đảm bảo cho khói thải của lò hơi thỏa mãn được tất cả các thông số về tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhất.
Quạt hút và ống khói:
Khói thải sau khi qua hệ thống lọc bụi sẽ được quạt hút đẩy ra ống khói và thải ra môi trường.
Phương pháp thu hồi hơi sạch từ lò hơi
Yêu cầu chất lượng hơi
Đối với các lò sản xuất hơi quá nhiệt cung cấp cho động cơ hơi và tuốc bin hơi yêu cầu về độ sạch của hơi rất khăt khe. Đặc biệt ở các chu trình từ trung áp trở lên độ sạch của hơi được đặc trưng bởi mức độ chứa những tạp chất trong hơi, mà những tạp chất này có khả năng đóng cáu trên các ống xoắn của bộ quá nhiệt, trên các phụ tùng ống dẫn, trên các cánh của tuốc bin. Việc đóng muối hay cáu trên các ống của bộ quá nhiệt sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt từ khói tới hơi, lượng nhiệt hơi quá nhiệt nhận được giảm xuống, làm tăng nhiệt độ vách ống, có thể đốt nóng quá mức dẫn tới nổ ống.
Nếu muối đóng lại trên các cánh của tuốc bin, một mặt sẽ làm giảm đi tiết diện của hơi đi qua cánh dẫn tới làm giảm công suất của tuốc bin, mặt khác làm tăng độ nhám của cánh tức là sẽ tăng trở lực đường hơi đi qua các cánh dẫn đến hiệu suất tuốc bin sẽ giảm, nghĩa là giảm hiệu quả kinh tế của tuốc bin.
Khi muối đóng lại trên các cánh của tuốc bin, làm tăng chênh lệch áp suất trước và sau tầng, nghĩa là tăng lực dọc trục tác dụng lên bánh động tuốc bin, do đó làm tăng độ di trục của tuốc bin. Ngoài ra khi xét chất lượng hơi người ta còn xét đến sự có mặt của khí CO2 ở trong hơi, vì sự có mặt của khí CO2 sẽ làm tăng nhanh quá trình ăn mòn các ống dẫn và các chi tiết kim loại. Vì vậy, đối với những lò hơi sản xuất hơi quá nhiệt cung cấp cho tuốc bin thì cần thiết phải có những yêu cầu chặt chẽ về chất lượng hơi. Thông số hơi càng cao thì yêu cầu về chất lượng hơi càng cao vì áp suất càng cao nồng thì độ muối có trong hơi càng lớn và càng dễ đóng cáu trên các cánh cua tuốc bin.
Mặt khác áp suất càng cao thì thể tích riêng càng giảm, tiết diện cho hơi qua phần truyền hơi của tuốc bin càng bé, vì vậy cho phép đóng cáu trên các cánh tuốc bin càng ít hơn.
Nguyên nhân làm bẩn hơi bảo hòa
Nguyên nhân chủ yếu làm bẩn hơi bão hòa là do trong hơi có lẫn những giọt ẩm, trong những giọt ẩm này có chứa nồng độ khá cao những muối dễ hòa tan và những hạt cứng lơ lửng. Khi hơi bão hòa vào bộ quá nhiệt nhận nhiệt để biến thành hơi quá nhiệt thì các giọt ẩm đó tiếp tục bốc hơi, để lại các tạp chất này bám trên các ống của bộ quá nhiệt trở thành cáu hoặc có một phần muối hòa tan vào hơi quá nhiệt và bay cùng hơi quá nhiệt sang tuốc bin và bám lại trên các cánh tuốc bin.
Muốn thu được hơi sạch, cần tìm mọi cách tách các giọt ẩm ra khỏi hơi, không cho bay theo hơi. Nghĩa là sản xuất hơi thật khô và giảm tới mức tối thiểu nồng độ những vật chất hòa tan ở trong hơi.
Nguyên nhân của sự có mặt các giọt ẩm trong hơi là khi hơi bốc ra khỏi bề mặt thoáng (bề mặt thoát hơi) hút theo các giọt ẩm. Sự hút ẩm theo hơi bão hòa phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt bốc hơi và chiều cao của khoang hơi.
- Tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt bốc hơi được tính:
S = D.v/F (m3/m
Trong đó: D là sản lượng hơi, Kg/h,
v: Thể tích riêng của hơi, m3/kg.
F: diện tích bề mặt bốc hơi, m2,
Tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt thoáng càng lớn thì lượng ẩm cuốn theo hơi càng nhiều. Để giảm các giọt ẩm trong hơi tức là hơi có độ sạch lớn thì phải giảm tốc độ bốc hơi ra khỏi mặt bốc hơi hay giảm phụ tải bề mặt bốc hơi, hoặc tăng chiều cao của khoang hơi nhằm tăng thời gian lưu lại của hơi trong khoang hơi, nghĩa là phải tăng kích thước của bao hơi lên, khi đó giá thành của lò tăng lên. Trong thiết kế người ta tăng kích thước của bao hơi đến giá trị nào đó, sau đó tìm những cách khác để tăng độ khô của hơi. Chiều cao hợp lí nhất của bao hơi là: 0,70 – 0,75m.
Đối với các lò hơi nhỏ, để tăng chiều cao khoang hơi người ta tạo thêm đôm hơi.
Khi nồng độ muối trong nước lò quá lớn (lớn hơn giá trị giới hạn) thì xẩy ra hiện tượng sủi bọt và sôi bồng, tạo ra một lớp bọt trên bề mặt thoáng làm cho mức nước trong bao hơi tăng cao, tức là làm giảm chiều cao khoang hơi và do đó làm tăng lượng ẩm hút theo hơi.
Khi có hiện tượng sủi bọt sôi bồng, mực nước trong bao hơi luôn luôn cao hơn mức nước trong thủy, nghĩa là tạo ra mức nước giả trong lò.
Lò hơi Bách Khoa
Công ty TNHH Năng Lượng Nhiệt Bách Khoa với thương hiệu Lò Hơi Bách Khoa. Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 2017 đến nay. Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu, cập nhật và nắm bắt thông tin. Cũng như nắm bắt tin tức về công nghệ mới. Đưa về những sáng chế đột phá trong ngành lò hơi công nghiệp. Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng. Gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực tính toán thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống lò hơi. Cũng như các thiết bị tạo áp, thiết bị nhiệt và hệ thống dây chuyền sản xuất bột cá phục vụ cho ngành công nghiệp… Chúng tôi tự hào là đơn vị luôn tiên phong và dẫn đầu về công nghệ, chú trọng đến lợi ích khách hàng. Vì vậy từ khi thành lập đến nay Lò Hơi Bách Khoa đã có một thị phần vững chắc trải dài khắp Việt Nam.
Mục tiêu của chúng tôi là mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng. Cụ thể qua chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó là đội ngũ kĩ sư và thợ lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm tại xưởng và công trình. Chúng tôi luôn sẵn sàng khảo sát thực tế và tư vấn, chăm sóc khách hàng để làm ra một sản phẩm tốt nhất về chất lượng và giá cả.
Công ty TNHH Năng Lượng Nhiệt Bách Khoa
Hỗ trợ kĩ thuật và tư vấn: 091 775 40 59 / 097 384 04 68
Website: https://lohoibachkhoa.com/ hoặc https://hex-boilers.com/